Theo Cleveland Clinic: Apple Watch chính là thiết bị đeo đo nhịp tim chính xác nhất hiện có trên thị trường
Cũng theo Blackburn thì những thiết bị như vậy có thể khiến người vốn có các vấn đề về sức khỏe trở nên hoang mang hơn, từ đó khiến bệnh tình có thể trầm trọng hơn do những kết quả sai lệch.
Theo một nghiên cứu của trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận Cleveland Clinic thì Apple Watch là thiết bị đeo theo dõi sức khỏe chính xác nhất hiện có trên thị trường. So với kết quả từ máy đo điện tâm đồ (EKG) thì Apple Watch cho kết quả gần nhất, trong khi những mẫu vòng đeo thể thao còn lại có sai số cao hơn nhiều.
Có trong thử nghiệm này là 4 loại thiết bị đeo tay theo dõi sử khỏe phổ biến trên thị trường gồm Fitbit Charge HR, Apple Watch, Mio Alpha và Basis Peak. 50 người trưởng thành khỏe mạnh được cho đo điện tâm đồ và so sánh kết quả đo nhịp tim với các kết quả thu được từ 4 thiết bị đeo vừa nêu. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng dùng một chiếc đai đeo ngực có tính năng đo nhịp tim để lấy thêm kết quả tham chiếu. Họ tiến hành đo nhịp tim cho nhóm tình nguyên viên ở các trạng thái khác nhau gồm nghỉ ngơi, sau đó đi bộ và chạy bộ trên máy tập.
Kết quả cho thấy đai đeo ngực đo nhịp tim cho kết quả chính xác nhất, gần trùng khớp với kết quả đo điện tâm đồ. Cả 2 loại thiết bị này có thể ghi lại xung điện từ tim nên không khó hiểu khi kết quả của đai đeo ngực chính xác đến 99% so với EKG. Với các thiết bị đeo tay thì Apple Watch đạt độ chính xác khoảng 90% trong khi 3 thiết bị còn lại đều có tỉ lệ dưới 80%.
So sánh đồng hồ đo nhịp tim.jpg
Thêm vào đó, độ chính xác cũng giảm dần khi cường độ vận động tăng. Theo Gordon Blackburn – giám đốc khoa phục hồi chức năng tim tại Cleveland Clinic: “Điều chúng tôi thật sự chú ý là tất cả các thiết bị đều hoạt động không hề tồi khi cho kết quả đo khá chính xác ở trạng thái nghỉ ngơi, thế nhưng khi cường độ hoạt động càng tăng thì sự chênh lệch càng cao. Ở cường độ hoạt động cao hơn, một số công nghệ vòng đeo tay không thể đo được kết quả chính xác.”
Tính năng đo nhịp tim từ cổ tay rất tiện lợi nhưng vẫn còn đó nhiều nhược điểm. Blackburn cho biết: “Tất cả các công nghệ vòng đeo tay đều hoạt động dựa trên huyết áp. Bạn cần phải có được sự tiếp xúc tốt nhất giữa da và cảm biến, khi người ta vận động nhiều và mạnh hơn, thiết bị sẽ nhồi nảy nhiều hơn và sự tiếp xúc này có thể mất đi.” Cũng theo Blackburn thì những thiết bị như vậy có thể khiến người vốn có các vấn đề về sức khỏe trở nên hoang mang hơn, từ đó khiến bệnh tình có thể trầm trọng hơn do những kết quả sai lệch.
Thậm chí về bản chất thì những chiếc vòng đeo theo dõi sức khỏe như vậy cũng không được làm ra để thay thế cho các thiết bị y tế chuyên dụng. Đại diện của Fitbit từng nhấn mạnh rằng: “Vòng đeo của Fitbit không nhằm mục đích thay thế các thiết bị y tế. Không giống như đai đeo ngực, vòng theo dõi sức khỏe đeo tay phù hợp để đeo hàng ngày, cung cấp cho người dùng những chỉ số sức khỏe như nhịp tim liên tục trong nhiều ngày mà không cần sạc nhiều, từ đó vẽ ra một bức tranh đủ thông tin về tình trạng sức khỏe và thể trạng.” Cũng theo Fitbit thì độ chính xác của những chiếc vòng đeo tay đo nhịp tim của họ vào khoảng 94%
Leave a Reply