Ceramic (gốm) và việc sử dụng trong Apple Watch Series 2 giá 1250$

Zirconia cũng chính là thứ mà các bác sĩ sử dụng trong việc phẫu thuật thay thế sụn ở các đầu xương.

Trong loạt vừa ra mắt có mẫu dùng ( gốm), trước khi chỉ có thép không gỉ và hợp kim nhôm là được dùng làm vỏ cho mẫu đồng hồ của Apple mà thôi. Giá của chiếc Watch Series 2 dùng loại vật liệu này bắt đầu từ 1250$. Nó vẫn rẻ hơn nhiều so với bản Edition mạ vàng 18k giá 10.000$ hồi năm ngoái, nhưng vẫn đang cao hơn gấp đôi so với Series 2 bản thép không gỉ. Vì sao lại như thế?

Hầu hết câu chuyện về gốm xoay quanh chỉ 2 chữ: không xước. Theo Julia Greer, một nhà khoa học vật liệu tại trung tâm nghiên cứu thuộc Đại học California, “gốm bền hơn nhiều so với kim loại”. Bà lấy ví dụ về MacBook. Vỏ nhôm được sơn mạ của MacBook mang lại cho nó một vẻ đẹp và sáng, nhưng nếu bạn làm rớt nó hay đụng mạnh máy vào một chỗ nào cứng cứng thì nhiều khả năng là lớp kim loại sẽ bị móp ngay. Nếu bạn bỏ máy vào balo mà quên chìa khóa trong đó thì kim loại cũng sẽ bị cào trầy.

Đây chính là lý do vì sao người ta dùng gốm cho đồng hồ. Thực chất, những công ty đồng hồ lớn như Swiss, Rado, Rolex, Chanel đã dùng loại vật liệu này trên sản phẩm của họ từ những năm 1960. Ngay cả Apple cũng đã bắt đầu dùng gốm cho Apple Watch từ tận năm ngoái khi phủ một lớp ceramic lên vị trí tiếp xúc nam châm (cũng là cụm cảm biến của Watch) nhằm hạn chế việc mặt dưới của smartwatch bị bộ sạc làm trầy. Do gốm không phải là vật liệu dẫn điện nên nó không xung đột với chức năng sạc không dây.
3865402_apple_watch_ceramic_back

Ngày càng có nhiều đồng hồ dùng gốm hơn. Lý do rất đơn giản: hẳn bạn còn nhớ năm ngoái rất nhiều người dùng Apple Watch đã than phiền về việc vỏ thép không gỉ của sản phẩm quá dễ trầy. Trên Tinh tế cũng đầy những trường hợp như thế. Vấn đề này không phải chỉ Apple mới bị mà tất cả mọi đồng hồ thép không gỉ đều phải chịu tình trạng tương tự. Nguồn gốc của vấn đề là vì kim loại có khả năng bị biến dạng khi bạn tác động một lực đủ mạnh lên nó.

Trong khi đó, gốm lại gần như không thể bị xước. Greer nói: “Gốm biến hình theo kiểu đàn hồi. Bạn sẽ không bao giờ thấy nó thay đổi hình dạng cho đến khi chúng nứt ra.” Không như nhôm hay thép, bạn có thể cào nó liên tục mà không sợ bị gì cả.

Hạn chế của gốm đó là nó dễ vỡ hơn so với kim loại mặc dù nó rất bền với các vết xước. Do các phân tử trong một mảnh gốm được liên kết theo dạng phân bổ không đồng đều nên giữa các phân tử sẽ có khoảng không khí trống. Chính những khoảng trống này làm cho cấu trúc của gốm yếu hơn. Có những vật liệu mà khoảng trống này rất lớn, tức là nó càng dễ vỡ hơn nữa. “Đó là một sự đánh đổi mà mẹ thiên nhiên mang đến cho chúng ta”, Desi Kovar, nhà khoa học vật liệu ở Đại học Texas-Austin, cho biết. Nói chung, vật liệu nào càng cứng, càng khó bị biến dạng thì càng dễ vỡ.
3865401_apple_ceramic_watch-2

Để khắc phục nhược điểm này, các hãng đồng hồ đã tạo ra vật liệu gốm với các ô trống rất nhỏ. Loại vật liệu đó được gọi là zirconia (zirconium oxide), nó vừa cứng và vừa chống trầy tốt. Nó cũng bền bỉ trong nhiều môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ và độ ẩm. Zirconia cũng chính là thứ mà các bác sĩ sử dụng trong việc phẫu thuật thay thế sụn ở các đầu xương.

Về loại gốm dùng trong Apple Watch, Apple chọn alumina (nhôm oxide – Al2O3) kết hợp với zirconia. Kết quả là chúng ta có một loại vật liệu không bị trầy và gần như không thể vỡ trong những điều kiện sử dụng bình thường. Hợp chất này cũng là thứ giúp tạo ra màu trắng sữa cho đồng hồ. Apple cũng cho biết thêm rằng Watch Series 2 của họ còn được đánh bóng bằng kim cương để đạt được bề mặt trơn nhẵn.
3865400_apple_ceramic_watch

Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là nó không bao giờ vỡ, nhưng bạn sẽ cần một lực rất lớn để có thể làm nứt vỏ của chiếc Apple Watch giá 1250$ này. À, và đừng thử trò đó ở nhà nhé.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *